Phi hành gia người Anh, Tim Peake, đã có mặt trên ISS từ tháng 12 năm ngoái, là người thường xuyên đăng tải lên Twitter và Flickr các bức ảnh chụp Trái Đất tuyệt đẹp từ vũ trụ. Trong số này có ảnh chụp đảo Vancouver của Canada, núi lửa tại quần đảo Kamchatka của Nga và dãy núi Himalayas của châu Á từ trên cao.
Tim Peake cũng có những bức ảnh ấn tượng về vụ cháy rừng Alberta gần đây, hoặc làn khói mờ ảo bốc lên từ đỉnh núi Etna của Italia. Tất cả đều nhờ bộ thiết bị bao gồm máy ảnh Nikon và các ống kính chuyên dụng.
Cụ thể, phi hành gia Tim Peake đã sử dụng 5 thân máy Nikon D4 và các loại ống kính: Nikkor 14-24mm, f2.8; Nikkor 28mm, f1.4; Sigma 50-500mm, f4.5-6.3; Nikkor 400mm, f2.8; Nikkor 800mm, f5.6.
Tuy ra mắt từ năm 2012 như tới nay Nikon D4 vẫn là chiếc máy ảnh cao cấp. Phiên bản nâng cấp cho Nikon D4 là D4S và gần đây là D5.
Hỗ trợ full frame, chiếc Nikon D4 được trang bị cảm biến ảnh 16.2-megapixel cho tốc độ chụp tới 11 ảnh/giây. Máy có thể chụp đẹp trong điều kiện ánh sáng yếu, nhất là ban đêm với ánh đèn thành phố và nền đen nhìn từ trên cao.
Ngoài ra, Tim Peake đã sử dụng một chiếc máy ảnh Nikon D4 được "chế" đặc biệt, cùng đèn flash và tấm chăn nhiệt tự chế để chụp ảnh khi đi bộ ngoài không gian.
" alt=""/>Phi hành gia tiết lộ bí quyết chụp ảnh tuyệt đẹp từ vũ trụXuyên suốt cuộc đời mỗi con người, chúng ta trở thành những chuyên gia trong việc nhìn nhận, đánh giá gương mặt và những biểu hiện cảm xúc của người khác. Ngược lại, con người lại có rất ít kinh nghiệm trong việc tự đánh giá khuôn mặt của bản thân.
Chúng ta chỉ tự hình dung biểu cảm khuôn mặt chính mình thông qua cảm nhận trong sự di chuyển các nét mặt. Thiếu hình ảnh trực tiếp về gương mặt khiến chúng ta có những hình dung sai lệch về vẻ mặt bản thân trong mọi thời điểm.
Một thử nghiệm yêu cầu người tham gia xem hình của họ và thể hiện lại vẻ mặt trong hình. Đa số không thể thực hiện một cách chính xác các biểu hiện trên khuôn mặt, trừ khi họ có một chiếc gương để đối chứng.
Chúng ta không thực sự biết mình trông như thế nào. Khi mọi người được yêu cầu chọn ra một bức ảnh mà họ nghĩ giống với bản thân mình nhất, từ một loạt các bức hình đã được chỉnh sửa để trông đẹp hoặc xấu hơn, họ đã rất khó khăn để chọn ra những bức ảnh gốc.
Đó không phải điều đáng ngạc nhiên, vấn đề ở chỗ người ta có xu hướng chọn những tấm hình đã qua chỉnh sửa khiến họ trông xinh xắn hơn.
Nói cách khác, chúng ta luôn tưởng tượng mình trẻ hơn, đẹp hơn thực tế.
Điều này giải thích một phần chứng nghiện tự sướng, khi nó cho phép chúng ta tạo ra những hình ảnh của mình, trẻ hơn, đẹp hơn theo đúng ý chúng ta muốn.
" alt=""/>Vì sao người dùng smartphone thích chụp tự sướng?